Trách nhiệm buộc hồi hương

Giải thích cụ thể

Quyết định buộc người nước ngoài hồi hương được ban ra và được áp dụng trong những trường hợp xác định chặt chẽ theo luật và đối với một số thể loại người nước ngoài xác định.

Không có khả năng ban ra các quyết định như vậy đối với công dân các quốc gia thành viên Liên Âu, Na Uy, Ai-xơ-len, Lichtenstein, Thụy Sỹ, Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len – những người hưởng lợi của Hiệp định mà Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len đã ký kết với Liên Âu sau khi rời bỏ và đối với một số thành viên trong gia đình của những công dân đó, mà họ đi sang sinh sống đoàn tụ trong lãnh thổ Ba Lan. Cũng không thể ban ra các quyết định như vậy đối với các thành viên các cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự quán của các quốc gia khác và đối với các công dân Thổ Nhỹ Kỳ, vì họ được tận dụng quyết định đã có hiệu lực số 1/80 của Hội đồng Hiệp hội mà Cộng hòa Thổ Nhỹ Kỳ đã ký kết với Cộng đồng Chung Châu Âu ra ngày 19.09.1980 về việc phát triển Hiệp hội.

Cơ sở buộc người nước ngoài hồi hương là do có các bối cảnh liên quan đến:

  • Đã vượt biên hoặc là đã thử vượt biên giới CH Ba Lan một cách bất hợp pháp,

  • Đang cư trú bất hợp pháp trong lãnh thổ CH Ba Lan,

  • Đã đi lao động hoặc hoạt động kinh doanh không đúng theo các nguyên tắc hiện hành,

  • Không có đủ nguồn tài chính cần thiết để đủ chi phí khi sinh sống trong lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan, để hồi hương về quốc gia xuất xứ hoặc sang nơi thường trú hoặc transit sang quốc gia thứ ba khác, mà đã cho phép nhập cảnh sang đây, và đồng thời không chứng minh được các nguồn đáng tin tưởng để kiếm được các khoản tài chính như vậy,

  • Số liệu của người nước ngoài đang nằm trong Danh sách những người nước ngoài, mà không nên cho cư trú trong lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan,

  • Số liệu của người nước ngoài đang nằm trong Hệ thống Schengen với mục đích từ chối không cho nhập cảnh, nếu người nước ngoài đang ở trong lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan theo khuôn khổ được nhập cảnh mà không cần visa hoặc là dựa trên cơ sở đang có visa Schengen, loại trừ visa cho phép chỉ nhập cảnh vào lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan và cư trú trong lãnh thổ này,

  • Vì nhu cầu quốc phòng và nền an ninh quốc gia hoặc là vì bảo vệ an toàn và trật tự xã hội hoặc là liên quan đến vì quyền lợi của Cộng hòa Ba Lan,

  • Vì người nước ngoài đã có tiền án, khi mà đã bị lĩnh bản án có hiệu lực pháp luật trong Cộng hòa Ba Lan với mức án bị tước quyền tự do mà cần phải thi hành và có tồn tại những cơ sở để tiến hành thủ tục chuyển giao người đó ra nước ngoài với mục đích thi hành án mà người đó đã bị tuyên án,

  • Đang sinh sống ở ngoài vùng gần biên giới, nơi mà người nước ngoài được phép vượt biên trong khuôn khổ lưu thông không cần visa, trừ khi các hợp đồng quốc tế có ghi kiểu khác,

  • Có sự nguy hiểm, nếu mà người đó tiếp tục sống trong lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan thì sẽ ảnh hưởng đến nền y tế công cộng (đã được khẳng định khi khám sức khỏe) hoặc là ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế với quốc gia thành viên khác trong Liên minh Châu Âu,

  • Khai không khớp giữa mục đích và các điều kiện cư trú của người nước ngoài trong lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan, trừ khi các nguyên tắc pháp luật cho phép được thay đổi,

  • Đã bị cấp quyết định từ chối qui chế tị nạn hoặc là bảo hộ bổ sung, bị coi là đơn xin cấp bảo hộ quốc tế là không được phép, bị hủy bỏ thủ tục cấp bảo hộ quốc tế hoặc là bị nhận quyết định tước đoạt qui chế tị nạn hoặc là bảo hộ bổ sung – trong tình huống khi mà người nước ngoài không chịu ra khỏi lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan đúng thời hạn và trong trường hợp như có nói trong điều 299 khoản 6 điểm 1 dòng chữ b, hoặc là đang ngồi trong trại có canh gác hoặc là trại giam dành cho người nước ngoài.

Mỗi một trong các tình huống nói trên có thể là cơ sở tự đầy đủ để buộc người nước ngoài phải hồi hương. Mà cũng có thể cùng liên quan với các bối cảnh khác.

Trong một số trường hợp, thậm chí khi có tồn tại các cơ sở để buộc người nước ngoài phải hồi hương, nhưng vụ việc đó lại không cho ra quyết định như vậy. Thủ tục buộc người nước ngoài phải hồi hương sẽ không được tiến hành hoặc là nếu như đã bắt đầu rồi thì sẽ hủy bỏ thủ tục đó, nếu như mà người nước ngoài thí dụ như:

  • Đang có qui chế tị nạn hoặc là tận dụng sự bảo hộ bổ sung hoặc là đang sinh sống ở Ba Lan dựa trên cơ sở có Đồng ý cho cư trú vì những lý do nhân đạo hoặc là Đồng ý cho cư trú cấp thẻ trại,

  • Đã xin được các giấy phép cư trú như sau đây:

• Giấy phép tạm cư đã cấp dựa trên cơ sở điều 187 điểm 6 hoặc 7 Bộ luật về người nước ngoài, giấy phép tạm cư đã cấp vì có những bối cảnh cần cư trú ngắn hạn (điều 181) hoặc là giấy phép tạm cư dành cho các nạn nhân vụ buôn người (điều 176) hoặc là đang ở Ba Lan dựa trên cơ sở có giấy chứng nhận khẳng định sự phỏng đoán là nạn nhân vụ buôn người,

• Giấy phép định cư,

• Giấy phép cư trú lâu dài trong Liên Âu ở trong lãnh thổ CH Ba Lan,

  • Là vợ/chồng của công dân Ba Lan hoặc của người nước ngoài mà có Giấy phép định cư hoặc là Giấy phép cư trú lâu dài trong Liên Âu trong lãnh thổ CH Ba Lan và không có ảnh hưởng gì đến quốc phòng và nền an ninh quốc gia hoặc là đến an toàn công cộng và trật tự xã hội, trừ khi là mục đích kết hôn hoặc và sự tồn tại vụ kết hôn chỉ là để lách luật,

  • Đang ở trong lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan dựa trên cơ sở có visa Schengen đã cấp vì mục đích như có nói trong điều 60 khoản 1 điểm 23 (nhân đạo), chỉ cho phép nhập cảnh vào lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan và được ở lại trong lãnh thổ này,

  • Có thể chuyển giao ngay lập tức sang quốc gia thứ ba khác dựa trên cơ sở hợp đồng quốc tế về việc chuyển giao và đón nhận người bị tạm giữ vì liên quan đến chuyện vượt biên trái phép,

  • Có thể áp tải ngay lập tức đến biên giới, nếu như bị tạm giữ trong khu vực gần biên giới, trực tiếp ngay sau khi vượt biên trái phép một cách vô tình.

Quyết định buộc người nước ngoài hồi hương là được ban ra bởi Đồn trưởng Chi nhánh Biên phòng hoặc Đồn trưởng Đồn Biên phòng tùy theo thẩm quyền địa lý, cứ tự làm theo luật.

Cơ quan cấp trên đối với Đồn trưởng Chi nhánh hoặc Đồn trưởng Đồn Biên phòng trong các vụ việc buộc hồi hương là Cục trưởng Cục Ngoại kiều. Nhiệm vụ của Cục trưởng Cục Ngoại kiều trong giới hạn thủ tục phúc thẩm trong những vụ việc đó là được thi hành bởi Sở Hợp pháp hóa Cư trú trong Cục Ngoại kiều.

Người nước ngoài có quyền nộp cho Cục trưởng Cục Ngoại kiều đơn khiếu nại về quyết định của cơ quan sơ thẩm. Việc khiếu nại phải viết thành đơn, nộp gián tiếp qua cơ quan, mà đã cho ra quyết định đang bị kiện đó, nộp trong vòng 14 ngày tính từ lúc tống đạt quyết định.

Trong thủ tục phúc thẩm thì Cục trưởng Cục Ngoại kiều có thể:

  • công nhận là không có cơ sở để buộc người nước ngoài hồi hương - khi đó Cục trưởng hủy bỏ quyết định đang bị kiện toàn phần và hủy bỏ thủ tục xét xử của Biên phòng, có giải thích trong phần lập luận về nguyên nhân hủy bỏ quyết định, hoặc là sẽ hủy bỏ quyết định chỉ một phần liên quan đến việc từ chối không cấp Đồng ý cho cư trú vì những lý do nhân đạo hoặc là Đồng ý cho cư trú cấp thẻ trại và sẽ cấp một trong các đồng ý đó,

  • khẳng định là những điều kiện cần thiết để công nhận có cơ sở để buộc người nước ngoài hồi hương là đã đủ thỏa mãn – do vậy vẫn giữ nguyên quyết định đang bị kiện có hiệu lực và có giải thích cương vị của mình một cách cụ thể (cứ giữ nguyên những trách nhiệm là có cơ sở, Cục trưởng Cục Ngoại kiều có thể thay đổi một vài yếu tố trong quyết định đó, thí dụ như là: gia hạn khoảng thời gian cần thiết để tự nguyện hồi hương hoặc là làm mới sửa lại khoảng thời gian khi nào sẽ được quay lại);

  • khẳng định là quyết định đã được đưa ra kia là có vi phạm các nguyên tắc thủ tục xét xử, mà có một giới hạn sự việc cần phải giải thích thêm, mà nó đã ảnh hưởng chủ chốt đến việc phán quyết trong quyết định và cần phải tự lập xem xét giải thích lĩnh vực cần thiết để cho ra phán quyết vụ việc đó, hoặc là trả lại hồ sơ để cơ quan sơ thẩm xem xét lại một lần nữa, cũng ra lệnh cần phải làm thêm một số công việc xác định trong thủ tục bổ sung.

Chuyển sang trang “Các thủ tục hành chính” (“Hình thức khiếu nại” và trang “Những sai sót thường vi phạm nhất”, để có thể đọc kỹ những lời hướng dẫn cụ thể liên quan đến thủ tục khiếu nại phúc thẩm.

Trong quyết định buộc hồi hương có thể xác định thời gian tự nguyện hồi hương, thường là khoảng từ 15 đến 30 ngày, tính từ ngày tống đạt quyết định. Trong trường hợp ban ra quyết định thể loại như vậy thì người nước ngoài có trách nhiệm phải đi ra khỏi lãnh thổ Ba Lan trong thời hạn ghi trong quyết định – cần cảnh báo là, nếu chỉ đi sang quốc gia thành viên khác của Liên Âu/quốc gia khác trong khu vực Schengen thì vẫn bị coi như là chưa thi hành quyết định. Nếu như trong quyết định đã xác định thời hạn tự nguyện hồi hương thì người nước ngoài có khả năng tận dụng sự trợ giúp để tự nguyện hồi hương (thí dụ như liên quan đến khả năng xin tiền chi phí đi đường, tiền lệ phí hành chính để xin giấy tờ thông hành và các khoản tiền xin visa và các quyết định cần thiết, tiền ăn uống đi đường, kể cả tiền hỗ trợ y tế).

Thời hạn tự nguyện hồi hương không nhất thiết được xác định trong mỗi trường hợp. Thí dụ nếu như tồn tại nguy hiểm là sẽ chạy trốn hoặc là vì nền quốc phòng và an ninh quốc gia hoặc là vì tính an toàn công cộng và trật tự xã hội, thì quyết định về việc hồi hương là buộc phải thi hành, người nước ngoài phải tự giác hoặc là người bảo lãnh chi phí của người đó ở Ba Lan (người làm giấy mời hoặc là đơn vị giao việc làm hoặc là đơn vị khoa học mà đã tuyển người nước ngoài sang làm dự án nghiên cứu) sẽ bị đòi các khoản tiền chi phí thi hành quyết định.

Trong quyết định buộc người nước ngoài hồi hương cũng có ghi lệnh cấm quay lại lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan và các quốc gia khác thuộc khu vực Schengen. Khoảng thời gian này là từ 6 tháng đến 5 năm, tùy thuộc vào những bối cảnh mà là cơ sở cho ra quyết định. Khi người nước ngoài viết đơn xin thì lệnh cấm này có thể được hủy trong khuôn khổ làm thủ tục đàng hoàng (Thêm thông tin trong trang web: Cấp nhập cảnh lần nữa).

Ngày mà quyết định buộc hồi hương ban ra đã trở thành có hiệu lực cuối cùng, theo luật (có nghĩa là tự động, mà không cần phải cho ra thêm quyết định nào khác) sẽ thi hành hủy visa quốc gia, hủy giấy phép tạm cư và giấy phép lao động. Nếu như quyết định buộc hồi hương được ban ra liên quan đến việc vi phạm luật cư trú ở Ba Lan dựa trên cơ sở cho phép vượt biên trong khuôn khổ lưu thông cận biên giới, thì ngày mà quyết định này trở thành có hiệu lực cuối cùng cũng theo luật là phải thi hành hủy giấy phép vượt biên trong khuôn khổ lưu thông cận biên giới mà đang có.

Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipisicing elit. Voluptatum sed necessitatibus in voluptas, laboriosam adipisci aliquam earum libero sapiente